Tất tần tật về các loại nẹp sàn gỗ trên thị trường hiện nay

lap nep san go jpg

Nẹp sàn gỗ là phụ kiện không thể thiếu khi bạn lót sàn gỗ cho căn nhà của mình. Bài viết hôm nay Gu Nhà Đẹp xin gửi đến bạn một số thông tin tổng quan về các mẫu phụ kiện không thể thiếu khi lót sàn gỗ này.

lap nep san go jpg
Lắp nẹp sàn gỗ

Chức năng chính của các loại nẹp sàn gỗ

Nẹp sàn gỗ có nhiều kiểu dáng và những công dụng khác nhau

Che khuyết điểm

– Nẹp sàn gỗ thường dùng để che điểm hở giữa sàn và tường hoặc che khe hở giữa hai mí sàn với nhau ở các khu vực thông phòng

Cố định mặt sàn với nền

– Cố định mép sàn gỗ với nền gạch hoặc xi măng sau khi thi công xong, giúp bề mặt sàn ổn định và không bị phập phồng ở các điểm mép xung quanh sàn

Che chắn đảm bảo độ bền sàn gỗ

– Nẹp sàn gỗ còn có tác dụng che chắn giúp mối mọt không thể tấn công vào cốt sàn hoặc nó còn có tác dụng cản nước, giúp hạn chế nước lọt vào sàn gây hỏng sàn

Cấu tạo của nẹp sàn gỗ

nep f san go
Nẹp và đế nẹp

Nẹp sàn gỗ là phụ kiện phổ biến rất hay gặp khi cần lót sàn gỗ, cấu tạo của nẹp thường có 2 thành phần chính là phần nẹp và phần đế có cấu tạo ăn khớp vào nhau khi lắp đặt

Phần nẹp

– Phần nẹp nổi được sử dụng để che mí nối hoặc điểm hở tường hay mép sàn sau khi hoàn thiện thi công sàn

Phần đế

– Phần đế nẹp thì được sử dụng để kẹp với nẹp dưới mặt sàn, giúp cố định mặt sàn với nền sàn

  • Thắc mắc thường gặp

Gu Nhà Đẹp thường gặp các khách hàng hay hỏi “sao nẹp còn dư quá trời mà lắp xong công ty không thu hồi lại vậy?”

Gu Nhà Đẹp xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

– Thường những thanh nẹp bạn thấy còn dư nhiều như vậy được gọi là đế nẹp.

Nẹp và đế nẹp sẽ đi cùng nhau khi chuyển đến công trình để thi công

Đế nẹp là cấu kiện cần thiết sử dụng ở một số khu vực cần thiết khi lót sàn, tuy nhiên người thợ sẽ không dùng hết 100% phần đế này ở những khu vực không cần thiết. Vì vậy thường đế nẹp sẽ còn dư khá nhiều sau khi thi công sàn xong

Chính vì vậy, nếu như lót sàn xong bạn hãy xem lại xem phần nẹp dư này là đế hay mặt nẹp nhé, nếu là đế nẹp còn dư thì cty sẽ không thu hồi lại lại bạn nhé

3 loại chất liệu được sử dụng làm nẹp sàn gỗ phổ biến hiện nay

nep nhom san go
Các mẫu nẹp sàn gỗ phổ biến

Nẹp kim loại

Nẹp kim loại là dòng nẹp cao cấp nhất thị trường hiện nay, và thường được sử dụng ở những công trình sàn gỗ tự nhiên hoặc sàn gỗ công nghiệp cao cấp.

Tuy nhiên tùy vào túi tiền và sở thích, bạn cũng có thể sử dụng nẹp kim loại làm phụ kiện sàn gỗ cho căn nhà của mình

– Thị trường hiện nay có 2 dòng chất liệu chính được sử dụng để làm nẹp cho sàn gỗ

Nẹp Inox

Inox là vật liệu có độ bền rất cao cũng như khả năng đảm bảo độ bền bề mặt rất tốt trong quá trình sử dụng, giúp bề mặt nẹp luôn bóng như mới

Tuy nhiên vì chỉ là phụ kiện đi kèm ít được khách hàng chú ý và có giá thành cao hơn các dòng nẹp nhôm nên nẹp Inox không được phổ biến khi sử dụng để làm phụ kiện lót sàn

Nẹp nhôm

nep chi kim loai
Các mẫu màu nẹp sàn gỗ bằng kim loại

Nẹp nhôm sàn gỗ là dòng nẹp kim loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với nhiều ưu điểm từ giá thành, độ bền bề mặt cho đến mẫu mã và cách sử dụng.

Chính vì vậy nẹp nhôm được ưu chuộng và sử dụng phổ biến ở hầu hết các công trình lót sàn hiện nay

– Màu sắc bề mặt các dòng nẹp kim loại

Hầu hết các dòng nẹp kim loại sử dụng cho sàn gỗ hiện nay thường có 2 tông màu chính là màu bạc và màu vàng đồng

Bên cạnh đó, tùy vào sở thích, bạn có thể chọn cho mình mẫu nẹp kim loại với bề mặt bóng như inox hoặc nhám mờ trông rất nịnh mắt

Nẹp nhựa sàn gỗ

phu kien san go
Phụ kiện sàn gỗ bằng nhựa

Nẹp nhựa sàn gỗ là kiểu vật liệu nẹp phổ biến nhất trên thị trường hiện nay vì những ưu điểm của nó

– Những ưu điểm của nẹp nhựa sàn gỗ

  • Nẹp nhựa sàn gỗ có rất nhiều màu sắc, chính vì vậy bạn có thể chọn cho mình một tông màu phù hợp và tiệp với màu sàn của bạn
  • Các dòng nẹp nhựa có giá thành rẻ hơn so với nẹp kim loại rất nhiều, chỉ bằng 1/2 đến 1/3 giá các d loại nẹp kim loại khác trên thị trường
    • Giá các mẫu nẹp nhựa sàn gỗ tại Gu Nhà Đẹp thường chỉ giao động từ 25.000 – 30.000/md
  • Nẹp nhựa cũng là vật liệu nhẹ và rất dễ thi công, lắp đặt cũng như thay thế khi cần thiết
  • Bên cạnh đó chính vì thành phần từ nhựa nên nẹp nhựa có khả năng kháng nước, chống thấm rất tốt

– Khuyết điểm của nẹp nhựa

Nẹp nhựa tuy có nhiều ưu điểm nhưng khuyết điểm chính của nó chính là bề mặt khá dễ bị trầy xước sau một vài năm sử dụng, tuy nhiên vì giá thành rẻ và dễ thay thế nên bạn cũng không cần phải lo lắng nhiều khi dùng nhé!

Nẹp gỗ

nep go tu nhien jpg
Nẹp gỗ tự nhiên

Nẹp gỗ là dòng nẹp “cổ lão” và lâu đời nhất trên thị trường hiện nay, với kiểu dáng và cách sử dụng không khác gì các dòng nẹp khác

Ưu điểm của nẹp gỗ không nhiều, thường nẹp gỗ được sử dụng ở các cồng trình sàn gỗ tự nhiên để tiệp màu vật liệu với các gia chủ có nhu cầu

Tuy nhiên, nẹp gỗ có độ dày khá cao, dễ gây vấp khi đi trên sàn. Bên cạnh đó việc thi công nẹp gỗ cần dùng đinh và keo dán, dễ gây nguy hiểm cho bạn trong trường hợp nẹp bị cũ và mục sau thời gian dài sử dụng

Chính vì vậy, nẹp gỗ không còn phổ biến nhiều, mà thay vào đó là nẹp kim loại hoặc nẹp nhựa

4 loại nẹp sàn thường gặp

Cấu tạo 4 loại nẹp sàn gỗ và cách sử dụng cho từng trường hợp

Mỗi loại nẹp có cấu tạo và cách ứng dụng khác nhau sao cho phù hợp với yêu cầu của từng khu vực lót sàn, sau đây là cấu tạo và cách dùng của từng loại nẹp để bạn tham khảo bạn nhé!

Xem ngay các mẫu nẹp của Gu Nhà Đẹp tại đây bạn nhé!

Nẹp kết thúc (Nẹp F)

nep f san go
Nẹp sàn gỗ (nẹp F) – nẹp kết thúc

Nẹp kết thúc có cấu tạo như hình bên, nẹp nhìn mặt ngang có hình như chữ F nên cũng được gọi là nẹp F cho dễ phân biệt

Công dụng chính của nẹp kết thúc là dùng để che khuyết điểm hoặc điểm hở của sàn ở các khu vực viền xung quanh tường (nếu không sử dụng len), hoặc sử dụng như tên gọi “kết thúc” của nó, dùng để che mí sàn ở các khu vực mép sàn đã lót xong như cửa ra vào, mép đá ban công…

Nẹp nối sàn (Nẹp T)

nep san go 2
Nẹp nối sàn gỗ (Nẹp T)

– Nẹp nối sàn có cấu tạo như hình chữ T, chính vì vậy nó cũng có tên gọi khác là nẹp T

Nẹp nối sàn có tác dụng giống như tên gọi của nó, loại nẹp này có tác dụng nối giữa phẩn hở của hai phần mặt sàn lại với nhau, các vị trí có thể sử dụng nẹp nối là dưới chân cửa ra vào các phòng, hoặc nối giữa mí gạch đá với mặt sàn gỗ.

Ngoài ra trong trường hợp diện tích lót sàn quá lớn, để tránh trường hợp sàn bị dãn nở gây phồng hoặc đội mặt sàn, thợ thi công sẽ xem xét dùng nẹp nối sàn để tách các mảng sàn với nhau ở diện tích hợp lý để đảm bảo sàn không bị phồng sau lắp đặt

– Ngoài kiểu nẹp T thông dụng, còn có loại nẹp Vát 1 cạnh, hay còn gọi là nẹp cao thấp, giúp nối mí sàn và mặt gạch hoặc đá thấp hơn bằng đường nẹp vát 45 độ giúp giảm thiểu một số vấn đề của bạn khi đi lại trên sàn, hạn chế cộm chân hay gây vấp ngã.

Nẹp cầu thang (Nẹp CT)

nep cau thang
Các mẫu nẹp cầu thang sàn gỗ

Giống như tên gọi, các dòng nẹp cầu thang có công năng chính chủ yếu để ốp vào mũi bậc cầu thang giúp che khuyết điểm cho mặt cầu thang.

Bên cạnh đó một số dòng nẹp cầu thang còn có tác dụng hạn chế trơn trượt cho người sử dụng khi đi lại trên cầu thang, nhằm đảm bảo an toàn hơn cho việc lên xuống cầu thang, nhất là khi nhà bạn có người già hoặc trẻ nhỏ

Nẹp Góc (Nẹp L)

nep kim loai trang tri
Nẹp nhôm góc trong

Nẹp góc là dòng nẹp thường được sử dụng khi ốp tường, với cấu tạo như hình chữ L hoặc V vuông góc, có tác dụng che khuyết điểm ở các phần góc tường sau thi công

có 2 loại nẹp góc chính

– Nẹp góc trong

Được sử dụng ở các góc trong, tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể sử dụng nẹp góc trong hoặc đơn giản hơn là dùng keo silicone để trám góc trong cũng là lựa chọn hợp lý

– Nẹp góc ngoài

Nẹp góc ngoài là phụ kiện không thể thiếu với các góc tường hoặc góc cột, giúp che khuyết điểm và tăng tính thẩm mỹ cũng như cách điệu và điểm nhấn hơn cho không gian được ốp

Kết

nep nhua
Các loại nẹp sàn gỗ

Đây là 4 loại nẹp thông dụng và cấu tạo của từng loại nẹp phổ biến mà bạn nên biết khi muốn lót sàn gỗ.

Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và biết cách sử dụng hợp lý khi cần mua hay lựa chọn nẹp cho sàn gỗ căn nhà của mình.

Xem ngay các mẫu sàn của chúng tôi và nhận tư vấn nhanh tại đây!

Đừng quên theo dõi Facebook của Gu Nhà Đẹp để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác!

Content Protection by DMCA.com